Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não…. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi. Trong bài viết này sẽ đưa ra những thông tin về dự phòng bệnh thuỷ đậu và thời điểm bảo vệ bệnh tối ưu nhất!
Gánh nặng của bệnh thuỷ đậu đối với cá nhân và cộng đồng
Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra, có đặc tính lây lan cao trong cộng đồng. Bệnh có thể lây truyền ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng, qua dịch tiết của các tổn thương da và dịch tiết mũi họng.
Môi trường và nguyên nhân dễ lây nhiễm bệnh thuỷ đậu
- Các khu vực đông người như trường học, công sở, xí nghiệp là những ổ dịch tiềm ẩn.
- Virus có thể lây truyền từ 48 giờ trước khi mụn nước xuất hiện và kéo dài đến khi tất cả mụn nước đóng vẩy (khoảng 4-7 ngày).
Tỷ lệ lây truyền cao:
- Trong gia đình: xnh: x\u1ấp xỉ 87%
- Trong bệnh viện: gần 70%
Biến chứng nguy hiểm do bệnh thuỷ đậu
- Nhiễm vi khuẩn da thứ phát do tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn là nguyên nhân chính khiến trẻ nhập viện.
- Viêm cẩu não: 1/40.000 trẻ
- Viêm não do virus: tỷ lệ mắc 0,2/100.000 trẻ, tỷ lệ tử vong 9-20%
- Viêm màng não: 4,4-11% trong số ca nghi ngờ
- Viêm phổi do thuỷ đậu: thường xảy ra 1-6 ngày sau khi phát ban, nguy hiểm ở người lớn
- Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
- Biến chứng dạ dày, ruột: viêm ruột thừa, viêm gan
Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh khi mẹ nhiễm bệnh thuỷ đậu trong thai kỳ:
- Khoảng 30% trẻ sơ sinh mắc thuỷ đậu tử vong trong vài tháng đầu do suy hô hấp, viêm phổi hít tái diễn.
- Khoảng 15% trẻ bị nhiễm Herpes Zoster trong 2-41 tháng sau sinh.
Ca lâm sàng tiêu biểu Trẻ trai 7 tuổi mắc bệnh 4 ngày trước khi nhập viện. Triệu chứng ban đầu: mụn nước rải rác, đau bụng, mệt mỏi. Sau đó, trẻ sốt cao, khó thở, suy hô hấp, viêm cơ tim, sốc. Bệnh nhân tử vong dù đã được đặt nội khí quản và cấp cứu.
Tác động của bệnh thuỷ đậu đối với các quốc gia
- ở Mỹ Latinh, từ 2005-2012, tỷ lệ mắc dao động từ 100 đến trên 100.000 dân, cao nhất tại Venezuela.
- Tỷ lệ tử vong cao ở Colombia và Panama.
- Tại châu Âu: khi chưa có tiêm chủng rộng rãi, ước tính 5,5 triệu ca mới hàng năm, 80 ca tử vong.
- ở Việt Nam: khoảng 30.000 ca mỗi năm, trẻ nhập viện vì biến chứng lên tới 41%.
Tiêm ngừa bệnh thuỷ đậu – Giải pháp hiệu quả nhất
- Thời điểm bảo vệ tối ơu: từ 12 tháng tuổi
- WHO, CDC, ECDC đều khuyến cáo tiêm liều đầu lúc 12-15 tháng
- Hai liều vắc xin cho hiệu quả phòng ngừa lên đến 98%, chống lại bệnh nặng 100%
Kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia
- Đài Loan triển khai tiêm một liều cho trẻ từ 12 tháng tuổi từ năm 2004, giãm đáng kể số ca nhiễm.
- Vắc xin Oka/Merck cho hiệu quả bảo vệ cao hơn so với các loại khác.
- Sau 10 năm tiêm 1 liều, 90,3% người được bảo vệ lâu dài
- Tại Mexico, chương trình tiêm chủng toàn dân tiết kiệm chi phí điều trị, lên tới 188 triệu USD sau 10 năm
Kết luận Bệnh thuỷ đậu là mối đe doạ chính đối với trẻ nhỏ và cộng đồng. Việc tiêm ngừa từ 12 tháng tuổi giúc giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm, giây làm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.